Tìm hiểu chi tiết về luật bóng đá lượt đi lượt về theo FIFA

Luật bóng đá lượt đi lượt về chính thức lần đầu tiên được áp dụng bắt đầu từ năm 1965. Đến nay, hình thức thi đấu này đã trở nên phổ biến ở hầu hết các giải đấu. Trong bài viết này, hãy cùng 7m tìm hiểu rõ hơn về quy định này của FIFA và nắm được những giải đấu nào sẽ áp dụng luật này.

Sơ lược về luật bóng đá lượt đi lượt về

Luật bóng đá lượt đi lượt về còn được gọi là thể thức 2 lượt, thuật ngữ chỉ việc quyết định thắng thua của 2 đội bóng trong 2 trận. Trong đó, mỗi đội sẽ được thi đấu tại sân nhà một lượt. Sau đó, đội nào có kết quả tổng điểm cao hơn sẽ được công nhận là chiến thắng chung cuộc. Trong trường hợp này, ban tổ chức sẽ không áp dụng đồng thời luật bàn thắng sân khách.

Hiểu thêm thông tin về luật lượt đi, lượt về trong bóng đá
Hiểu thêm thông tin về luật lượt đi, lượt về trong bóng đá

Nếu sau 2 trận, cả 2 đội có số điểm bằng nhau thì đội nào ghi được bàn thắng trên sân khách nhiều hơn sẽ được tính là thắng chung cuộc. Ngoài ra, nếu 2 đội phải đá luân lưu hoặc hiệp phụ, ban tổ chức sẽ áp dụng thêm luật bàn thắng trên sân khách.

Ví dụ:

  • 2 đội A và B tham gia thi đấu, sau 2 lượt trận, A có số điểm lớn hơn B => A thắng.
  • 2 đội A và B tham gia thi đấu, trận lượt đi hoà 0 – 0 trên sân đối phương, trận về hoà 1 – 1 trên sân nhà => đội làm khách thắng.
  • 2 đội A và B tham gia thi đấu, lượt đi hoà tỷ số 1 – 1. Nếu đến cuối hiệp 1 của trận lượt về, tổng điểm 2 lượt trận là 3 – 1, áp dụng luật bàn thắng trên sân khách, đội thua cuộc phải ghi thêm 3 bàn mới có thể đảo ngược kết quả. Lúc này, thời gian để thực hiện kế hoạch lội ngược dòng chỉ còn vỏn vẹn 45 phút nên rất khó khăn.

Vì sao nên tổ chức thi đấu trận lượt đi, lượt về

Việc áp dụng luật bóng đá lượt đi lượt về từ năm 1965 cho đến nay đã gây ra nhiều tranh cãi trên các diễn đàn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà thể thức này mang đến cho ban tổ chức và các đội bóng tham gia.

Là một người thường xuyên theo dõi bóng đá, chắc chắn bạn cần nắm được những ưu điểm của thể thức thi đấu 2 lượt này. Cụ thể:

Về mặt chuyên môn

Việc tổ chức 2 trận đấu để quyết định chiến thắng chung cuộc xét về mặt chuyên môn sẽ tạo nên sự công bằng. Mỗi đội đều được thi đấu trên sân nhà và trên sân đối thủ. Vì vậy nếu không thành công ở lượt đi, họ vẫn có cơ hội để sửa sai ở trận đấu tiếp theo.

Lấy ví dụ nếu bạn phải thi đấu trên thánh địa Anfield của Liverpool nhưng không có trận lượt về trận sân nhà, chắc chắn bạn cũng sẽ cảm thấy rất bất công. Bởi khi trên sân, yếu tố sức mạnh tinh thần cũng sẽ góp phần vào chiến thắng cho đội bóng.

Bên cạnh đó, các đội tuyển nếu tham gia giải đấu áp dụng luật bóng đá lượt đi lượt về sẽ phải tính toán thật kỹ lưỡng để giành được chiến thắng. Chẳng hạn ở những trận lượt đi, một cầu thủ chủ chốt gặp chấn thương nhẹ, các huấn luyện viên vẫn sẽ mạnh dạn cho họ vào nghỉ ngơi để giữ sức cho trận lượt về. Tuy nhiên nếu chỉ thi đấu 1 lượt duy nhất, chắc chắn các cầu thủ sẽ phải chấp nhận cơn đau để thi đấu và dẫn đến những hậu quả khó lường.

Các cầu thủ được hưởng lợi từ luật lượt đi, lượt về
Các cầu thủ được hưởng lợi từ luật lượt đi, lượt về

Về mặt kinh tế

Nếu xem xét về mặt kinh tế, việc tổ chức 2 lượt trận thi đấu sẽ làm tăng thêm giá trị bản quyền truyền hình cho các mùa giải. Ban tổ chức từ đó có thể kiếm thêm một khoản lợi nhuận từ việc này.

Các giải đấu có áp dụng luật bóng đá lượt đi lượt về

Hiện nay, thể thức thi đấu lượt đi, lượt về này đã phổ biến trên toàn thế giới dù ở cấp độ đội tuyển quốc gia hay các CLB.

Cấp ĐTQG

Các vòng chung kết ở những giải đấu như World Cup, Euro sẽ được tổ chức ở quốc gia đăng cai nên không thể thi đấu 2 lượt. Tuy nhiên, vòng loại của 2 giải này sẽ được thi đấu theo thể thức lượt đi, lượt về để đảm bảo tính công bằng và chọn ra được những đội bóng có thực lực một cách khách quan nhất.

Ngoài ra, giải AFC Cup cũng đã sử dụng thể thức thi đấu lượt đi, lượt về này từ bàn kết đến chung kết. Đây là một giải đấu đặc biệt, thậm chí được coi là hiếm thấy vì không giống bất cứ giải đấu nào trên thế giới.

Cấp độ câu lạc bộ

Trong phạm vi nhỏ hơn, các giải đấu diễn ra trong khuôn khổ các câu lạc bộ cũng được áp dụng luật bóng đá lượt đi lượt về này. Một vài giải đấu lớn trên thế giới như  Copa del Rey, Coppa Italia, Champions LEague, Europa League, AFC,…các câu lạc bộ đều được tham gia thi đấu trên sân nhà. 

Các câu lạc bộ được tham gia thi đấu lượt đi, lượt về
Các câu lạc bộ được tham gia thi đấu lượt đi, lượt về

Kết luận

Như vậy, luật bóng đá lượt đi lượt về khá dễ hiểu và là lí do khiến các trận thi đấu trở nên hấp dẫn và căng thẳng hơn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi về nội dung này có thể khiến anh em fan hâm mộ bóng đá cảm thấy hài lòng. Trân trọng!

Viết một bình luận